SVDT l DongThap University
Hãy đăng ký ngay để trở thành thành viên chính thức của diễn đàn và là nơi trao đổi tài liệu dành cho tất cả các bạn. Mong rằng các bạn sẽ đóng góp thật nhiều bài viết hay cho diễn đàn và cùng nhau bình luận những vấn đề HOT trong học tập.
Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi qua email: vanphuong24@gmail.com
Hãy sử dụng Firefox, Opera, Google chrome để hiể thị được tốt hơn
Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Cám ơn các bạn đã ghé tham diễn đàn của lớp Sinh 2007
SVDT l DongThap University
Hãy đăng ký ngay để trở thành thành viên chính thức của diễn đàn và là nơi trao đổi tài liệu dành cho tất cả các bạn. Mong rằng các bạn sẽ đóng góp thật nhiều bài viết hay cho diễn đàn và cùng nhau bình luận những vấn đề HOT trong học tập.
Mọi thắc mắc các bạn hãy gửi qua email: vanphuong24@gmail.com
Hãy sử dụng Firefox, Opera, Google chrome để hiể thị được tốt hơn
Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Cám ơn các bạn đã ghé tham diễn đàn của lớp Sinh 2007
SVDT l DongThap University
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SVDT l DongThap University

Đại Học Đồng Tháp - DongThap University
 
ĐH ĐTTrang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Dinh dưỡng gia súc Mon Jun 15, 2015 10:13 pm
[�] Chương 12 Sinh Lý Hưng Phấn (Tổ 3 Lớp Sinh 07B) Thu Jun 11, 2015 9:19 pm
[�] Giáo trình sinh lý động vật Thu Jun 11, 2015 9:16 pm
[�] Game cho điện thoại di động, trúng thưởng lớn Thu Nov 21, 2013 3:30 pm
[�] Quán Cafe Đẹp YESTERDAY PIANO CAFÉ. Mon Apr 08, 2013 8:57 pm
[�] Tăng like Facebook giá rẻ, tăng like FanPages giá rẻ, like ảnh , câu sub Tue Feb 26, 2013 4:43 pm
[�] Powerpoint Giải phẩu người Sat Oct 27, 2012 8:49 am
[�] Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ Wed Sep 19, 2012 3:09 pm
[�] Giáo trình DTH Mon Sep 10, 2012 8:27 pm
[�] giáo trình vi sinh vật của thầy Kiều Hữu Ảnh Thu Sep 06, 2012 1:27 am
[�] Tăng like Facebook, viết app (ứng dụng) Facebook giá rẻ Wed Jun 27, 2012 8:22 pm
[�] Tăng like Facebook, viết app (ứng dụng) Facebook giá rẻ Mon Jun 25, 2012 10:27 am

Share  | 
 

 Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
Nokia6020
Quản trị viên
Quản trị viên
Nokia6020

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 489
Điểm : 1397
Được Cảm ơn : 9
Sinh nhật : 24/09/1988
Tham gia : 16/05/2009
Tuổi : 35
Đến từ : Lớp Sinh 2007B
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : Sinh viên
Sở thích Sở thích : Tìm hiểu, khám phá
Châm ngôn sống : Luôn ở bên bạn khi bạn ở gần bên tôi

Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Vide
Bài gửiTiêu đề: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”   Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 9:25 pm

Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột xuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây:

1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh đó trước toàn lớp.
2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặc chép bài của người khác.
3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe để cùng học tập.
---------------------------
Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì mà em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giải quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc. Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản rằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũng thế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đáng đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một con người đấy.

Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu hổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chép bài.

Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽ cảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theo cảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu bài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã mắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dập tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứ hai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.

Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em cố gắng học tập.

Nguồn: “Ứng xử sư phạm - Những điều cần biết” – NXB ĐHQG HN
Về Đầu Trang Go down
https://diendanlopsinh07b.forumvi.com
Nokia6020
Quản trị viên
Quản trị viên
Nokia6020

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 489
Điểm : 1397
Được Cảm ơn : 9
Sinh nhật : 24/09/1988
Tham gia : 16/05/2009
Tuổi : 35
Đến từ : Lớp Sinh 2007B
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : Sinh viên
Sở thích Sở thích : Tìm hiểu, khám phá
Châm ngôn sống : Luôn ở bên bạn khi bạn ở gần bên tôi

Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”   Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 9:27 pm

Dạy thay đồng nghiệp bị ốm

Một lần do đồng nghiệp của bạn bị ốm phải nghỉ dạy, bạn được phân công dạy thay. Sau khi kết thúc bài giảng, bạn hỏi các em: “Thầy dạy thế các em có hiểu bài không?”. Các em trả lời: “Thầy dạy hay lắm ạ. Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ”. Vào tình huống này bạn chọn cách xử lý nào trong 3 cách sau:

1. Mỉm cười, im lặng không nói gì.
2. Phê bình các em, tỏ thái độ không thích khi các em nói “xấu” cô giáo A.
3. Giải thích cho các em hiểu mỗi người có một phương pháp dạy riêng, không nên phê phán cô A. dạy không hay.
-------------------------
Đây là một tình huống rất thường gặp và quả là khó xử đối với giáo viên. Vào một lớp lạ dạy thay một đồng nghiệp của mình, đa số các thầy cô đều rất ngại vì có thể phương pháp của mình không giống với thầy cô đang dạy các em khiến các em không quen nên khó tiếp thu bài. Khi kết thúc bài giảng, các thầy (cô) thường hỏi: “Thầy (cô) dạy thế nào, các em có hiểu bài không?”. Nhưng đến khi nhận được câu trả lời thì chính thầy cô lại bị rơi vào tình huống khó xử.

Câu trả lời rất hồn nhiên của học sinh: “Thầy dạy hay lắm ạ” có thể chỉ là một lời “xã giao” với thầy giáo mới, nhưng cũng có thể là một lời nói thật. Với câu nói “vô hại” này bạn có thể mỉm cười và cám ơn các em đã nhận xét tốt về cách dạy của thầy. Nghề thầy giáo còn gì hạnh phúc hơn khi nghe học sinh của mình nói như vậy.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì thật tuyệt vời và chẳng có gì đáng bàn. Nhưng khi học sinh có sự so sánh và ngỏ ý chê bai cô giáo của mình dạy không hay: “Cô A. dạy chúng em chẳng hiểu gì cả” thì vấn đề lại không còn đơn giản nữa. Người ta vẫn nói “Bụt chùa nhà không thiêng” là vì thế. Chưa chắc bạn đã dạy hay hơn cô giáo A như các em nói, mà có thể vì các em đã quen với cô nên cảm thấy cách dạy của cô không còn thú vị. Còn bạn, mới tiếp xúc gặp gỡ các em, nên vì mới lạ nên các em thấy bạn dạy hay hơn cô A. Điều đó có thể lắm chứ!

Nhưng dù đó là một lời khen thật lòng và nhận xét đúng đi nữa bạn cũng không nên mỉm cười mà không nói gì. Vì như vậy rất dễ khiến các em hiểu rằng bạn đồng tình với phê phán đó của các em thì thật là tệ hại, và mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người đồng nghiệp đó rất có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn cũng không nên phê bình các em. Rõ ràng bạn đã hỏi để biết được nhận xét của các em về bài giảng của bạn và các em cũng đã trả lời theo đúng những gì chúng nghĩ. Các em hoàn toàn có quyền được phát biểu những ý kiến chính đáng của mình một cách bình đẳng, dân chủ. Bạn cũng cần phải hiểu rằng đã đến lúc phải thay đổi quan điểm cho rằng chỉ có thầy cô mới có quyền nhận xét, phê bình học sinh, còn các em chỉ biết răm rắp nghe theo chứ không được phép đưa ra ý kiến của mình. Lối tư duy đó sẽ tạo cho học sinh tâm lý ỉ lại, thiếu chủ động và bạn cũng sẽ không bao giờ biết được hiệu quả thực sự cách dạy của mình.

Vậy chọn cách xử lý 3 là tối ưu. Trước hết, bạn nên mỉm cười cám ơn các em đã chú ý lắng nghe bài giảng và dành tình cảm cho thầy. Điều đó làm thầy rất hài lòng. Sau đó bạn nhẹ nhàng giải thích cho các em hiểu mỗi thầy cô giáo đều có một phương pháp dạy riêng nhưng đều có chung một mục đích là giúp các em hiểu bài, nắm vững được kiến thức. Chính vì vậy các em không nên so sánh để rồi khen người này, chê bai người kia. Bạn có thể nói: “Các em ạ, các em rất may mắn là đã được học cô A, đó là một cô giáo có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, đã đào tạo được nhiều học sinh giỏi, được học sinh nhiều thế hệ yêu quý, ngợi ca. Có thể là các em chưa quen với phương pháp dạy học của cô nên các em cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng. Cách tốt nhất là các em nên trao đổi thẳng thắn với cô để cô trò có thể hiểu nhau. Thầy tin rằng, với một giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao như cô A, cô sẽ sẵn sàng điều chỉnh phương pháp dạy để các em dễ hiểu hơn. Và theo thầy các em nên chăm chú nghe cô giảng và có thể điều chỉnh cách học của mình để làm sao đạt được kết quả cao nhất”.

Với những lời lẽ thấu tình, đạt lý ấy, chắc chắn bạn sẽ được các em yêu quý, tôn trọng không chỉ vì bạn dạy hay mà chủ yếu là vì sự tôn trọng học sinh và đồng nghiệp của bạn.

Nguồn: “Ứng xử sư phạm - những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội
Về Đầu Trang Go down
https://diendanlopsinh07b.forumvi.com
Nokia6020
Quản trị viên
Quản trị viên
Nokia6020

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 489
Điểm : 1397
Được Cảm ơn : 9
Sinh nhật : 24/09/1988
Tham gia : 16/05/2009
Tuổi : 35
Đến từ : Lớp Sinh 2007B
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : Sinh viên
Sở thích Sở thích : Tìm hiểu, khám phá
Châm ngôn sống : Luôn ở bên bạn khi bạn ở gần bên tôi

Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”   Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 9:28 pm

Hai bài làm giống nhau từng chữ

Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giải giống nhau từng chữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau?

1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các em khác.

2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi (bạn không thể nêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các em và cho cả lớp nghe một giáo dục đạo đức về tính không trung thực.

3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp. Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở.
-------------------------------

Trong tình huống này, trước hết cần nhận thấy rằng bạn đã có sơ suất là trong giờ làm bài bạn đã không nghiêm khắc để các em có cơ hội chép bài của nhau. Bạn cần phải rút kinh nghiệm ngay về vấn đề này: tuyệt đối không tạo ra “kẽ hở” để các em có cơ hội vi phạm nội quy. Bạn luôn nhắc nhở các em về tinh thần tự giác, nhưng học sinh, nhất là các em còn ở độ tuổi cấp I, II thì sự giám sát chặt chẽ của thầy cô vẫn là một “áp lực” ngăn chặn các em vi phạm nội quy. Đã trót để “sơ hở” rồi bạn phải tìm cách khắc phục ngay sao cho khéo léo, hiệu quả.

Điều tối kỵ ở đây là bạn nêu tên hai em đó trước lớp, phê bình rồi cho một điểm. Dù rằng chúng đã mắc lỗi, nhưng các em vẫn cần được bạn tôn trọng, đối xử một cách thương yêu, độ lượng. Việc xử lý các em theo cách này có thể làm cho các em sợ và lần sau không ai dám tái phạm nữa (vì sức mạnh của dư luận tập thể lớp và những con số 0, 1 tròn trĩnh vẫn là rất kinh khủng đối với tuổi học trò). Nhưng bạn có biết rằng khi đó bạn đã vô tình làm tổn thương đến lòng tự trọng của các em. Sự trừng phạt có thể giúp bạn đạt mục đích tức thời nhưng tác dụng giáo dục lâu dài thì hầu như không có. Chưa kể sự ứng xử thiếu tế nhị đó sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ giữa thầy trò. vẫn biết rằng chúng có lỗi, và không có quyền gì oán trách bạn, nhưng trong thâm tâm chúng phần nào giảm đi sự yêu quý, kính trọng dành cho bạn.

Cách xử lý 2 có tác dụng đánh vào sự tự giác của các em, làm cho các em biết nhận lỗi và biết chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, sẽ chẳng hay ho gì trước cảnh cả lớp đổ dồn ánh mắt về hai em đang cúi gằm mặt để chịu những lời phê bình của bạn. Và các em khác trong lớp cũng không “hứng thú” gì khi phải nghe bạn “giảng” về đạo đức trong khi các em không hề mắc lỗi. Và nó cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa học sinh phạm lỗi với tập thể lớp và với giáo viên.
Như vậy trong trường hợp này bạn cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉ nêu chung chung trong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không hài lòng. bạn nhấn mạnh với các em rằng nếu vì những lý do chính đáng, các em có thể không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điều kiện cho em làm bài khác, nhưng cô rất buồn khi có học sinh không trung thực. Và bạn cũng nghiêm khắc nhắc nhở: “Lần đầu tiên các em phạm lỗi cô có thể bỏ qua nhưng nếu có lần thứ hai cô sẽ cho điểm kém những bài chép của nhau”. Bạn chú ý dù đang uốn nắn học sinh nhưng bạn vẫn cần dùng lời lẽ nhẹ nhàng, không nên gay gắt khi nói với các em. Sau đó nhất thiết bạn phải gặp riêng hai em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao hai em đó lại chép bài của nhau và tùy từng trường hợp bạn sẽ có cách giải quyết thỏa đáng. Vì đây là lần đầu nên bạn có thể vẫn công nhận điểm của hai em đó (nếu như điều đó không khiến các em khác trong lớp cho là bạn thiếu công bằng). Nhưng cũng không quên nhắc nhở các em rằng đây chỉ là lần duy nhất bạn làm như thế, nếu tái phạm bạn sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Cũng nhân dịp này bạn khuyến khích tình bạn tốt đẹp của hai em, động viên các em cùng giúp nhau tiến bộ tất nhiên không phải bằng cách cho nhau chép bài. Hãy luôn nhớ rằng lòng khoan dung của thầy cô sẽ giúp học sinh tiến bộ rất nhiều.
Nguồn: “Ứng xử sư phạm - những điều cần biết” – NXB ĐHQG Hà Nội
Về Đầu Trang Go down
https://diendanlopsinh07b.forumvi.com
Nokia6020
Quản trị viên
Quản trị viên
Nokia6020

Giới tính : Nam
Tổng số bài gửi : 489
Điểm : 1397
Được Cảm ơn : 9
Sinh nhật : 24/09/1988
Tham gia : 16/05/2009
Tuổi : 35
Đến từ : Lớp Sinh 2007B
Nghề nghiệp Nghề nghiệp : Sinh viên
Sở thích Sở thích : Tìm hiểu, khám phá
Châm ngôn sống : Luôn ở bên bạn khi bạn ở gần bên tôi

Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”   Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” I_icon_minitimeSat Aug 22, 2009 9:29 pm

Tại sao em không có bài?

Trong giờ trả bài kiểm tra 15 phút, một em học sinh đứng lên thắc mắc với bạn một cách gay gắt: “Tại sao em không có bài?”. Bạn xử lý như thế nào?

1. Bạn rất bức và quay lại nói: “Tôi thu bao nhiêu bài thì tôi trả bấy nhiêu, không thể biết được tại sao em không có bài”.
2. Bạn giật mình và nghĩ có thể đã để mất bài của học sinh ở đâu đó nên bạn nói không lấy điểm lần này của em đó nữa.
3. Bạn bình tĩnh nói với học sinh đó là lát nữa hết giờ bạn sẽ kiểm tra lại rồi sẽ có câu trả lời chính xác.

----------------------------------------------------------------------------

Đây là một tình huống đơn giản song lại rất dễ khiến các giáo viên lúng túng. Bạn đã rất cẩn thận và chắc chắn là giữ bài của học sinh đầy đủ, nhưng đột nhiên có em đứng lên thắc mắc như vậy sẽ khiến bạn không khỏi giật mình. Trong tình huống đột xuất đó một suy nghĩ vụt qua: “Có thể mình lại để mất bài của học sinh sao? Nhưng chẳng lẽ lại “thú nhận” ngay lúc này thì thật mất uy tín quá”. Thế là bạn đành tìm cách không chế sự lúng túng của mình bằng cách khẳng định rất kiên quyết: “Tôi thu bao nhiêu bài thì trả bấy nhiêu…” nghe có vẻ rất logic. Thực ra đó lại là cách chống chế rất thiếu trách nhiệm. Nhưng cũng có giáo viên đã chữa cháy bằng cách cho qua không lấy điểm lần này của em học sinh đó. Hành động đó ngang nhiên thừa nhận là bạn đã làm mất bài của học sinh khi thực sự bạn chưa hề biết lỗi có thuộc về mình hay không. Nếu trong trường hợp bạn gặp phải một “cao thủ” là một học sinh bướng bỉnh không đồng ý theo cách giải quyết “giảng hòa” ấy của bạn thì bạn biết xử lý sao đây? Và biết đâu đây lại là “độc chiêu” của một cậu học trò tinh quái nào đó, biết cô giáo “yếu bóng vía” nên dù đã không làm bài nhưng cũng vẫn lớn tiếng, may ra “dọa” được cô.

Tốt nhất trong tình huống này dù thực hư thế nào bạn cũng không nên quyết định cách giải quyết ngay mà nên dành thời gian để kiểm tra lại. Để không làm mất thời gian của lớp, bạn có thể nói: “Cô cũng chưa biết cụ thể lý do vì sao em không có bài. Bây giờ em yên tâm ngồi xuống để học bài, sau giờ học cô sẽ kiểm tra lại”. Và khi kết thúc giờ học bạn phải xem lại kỹ sổ đầu bài và sổ ghi chép riêng của mình để biết chính xác hôm đó có vắng ai không. Nếu trường hợp lớp đi đầy đủ thì chắc chắn là em đó có làm bài và bạn đã để thất lạc bài ở đâu đó. Nhiều giáo viên có thể dạy cùng lúc nhiều lớp khác nhau nên hiện tượng để lẫn bài từ lớp này sang lớp khác là chuyện có thể thông cảm được. Nhưng điều quan trọng là lúc này bạn phải lựa lời nói với em học sinh đó thế nào cho hợp lý. Và chắc chắn qua lần này bạn sẽ tự nhắc nhở mình cần cẩn thận hơn trong việc bảo quản bài kiểm tra của học sinh. Còn trong tình huống bạn phát hiện ra em đó không đi học nhưng lại “lớn tiếng” phản ứng như thế, bạn cần có hình thức nhắc nhở thật nghiêm khắc. Bạn nên gọi riêng học sinh đó ở lại sau giờ học, sau đó phân tích cho em thấy điểm sai trái trong thái độ và hành động của mình. Nếu là lần đầu học sinh mắc lỗi bạn có thể nhân nhượng và cho em làm lại một bài tập khác.

Theo “Ứng xử sư phạm những điều cần biết” – NXB ĐHQG HN
Về Đầu Trang Go down
https://diendanlopsinh07b.forumvi.com
Sponsored content




Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”   Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất” I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
SVDT l DongThap University :: MÔN HỌC CHUNG :: Môn học tín chỉ :: Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm -

© Diễn đàn phát triển bởi: Nguyễn Văn Phương- Lớp Sinh 2007B™ -::+::-Email: vanphuong24@gmail.ComCác Thành Viên..
+ Các tài liệu, hình ảnh, dữ liệu... đưa lên có bản quyền thuộc về chủ sở hữu.
+ -::+::- Diễn đàn lớp Sinh 2007B -::+::- là một hệ thống mở, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải do người dùng đưa lên.
+ Truy cập, sử dụng website này nghĩa là bạn đã chấp nhận Quy Định của Diễn đàn.

Unikey | Đọc file PDF | Winrar | IDM 5.12 | Learning English | BWportal | NCIEC | VOANews | BBC | Lời nhạc QT | :: Diễn đàn lớp Sinh 2007B:: Liên hệ::
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất